Hoạt động ngày 08.3.2009

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2009

Nghị Quyết Hội nghị CBCC 2009

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NGHỊ QUYẾT

Hội nghị Cán bộ công chức Phòng Văn Hoá và Thông Tin

về nhiệm vụ công tác năm 2009

Căn cứ Nghị định 71/1998/NĐ/CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ ban hành qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan;

Thực hiện Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT-TCCP-LĐLĐ của Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

Sau khi nghe Thủ trưởng cơ quan Phòng Văn Hoá và Thông Tin báo cáo kiểm điểm đánh giá hoạt động năm 2008, đề ra nhiệm vụ chương trình công tác năm 2009 và ý kiến thảo luận tại hội nghị,

QUYẾT NGHỊ:

1. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể đã được xác định

2. Theo năng lực sở trường của từng CBCC, lãnh đạo tạo mọi điều kiện cho CBCC nghiên cứu học tập nâng cao kiến thức, pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Phát huy vai trò chủ động của các bộ phận, nâng cao ý thức của mỗi thành viên, phát huy dân chủ nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình, thẳng thắn đấu tranh xây dựng để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung.

4. Tiếp tục thực hiện tốt Pháp lệnh công chức và qui chế dân chủ hoạt động trong cơ quan, thực hiện nghiêm những điều công chức không được làm, bảo đảm giờ công, ngày công với hiệu quả chất lượng. Thực hiện nghiêm về y phục làm việc của CBCC trong cơ quan theo qui định của UBND thị xã, xây dựng phong cách làm việc khoa học, vui vẻ, hoà nhã trong quan hệ giao tiếp với tổ chức và công dân.

5. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy - Chi bộ, phối hợp chặt chẽ giữa Thủ trưởng cơ quan với BCH Công đoàn để tuyên truyền giáo dục CBCC chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Động viên CBCC thực hiện tốt phong trào thi đua của cơ quan; chăm lo lợi ích chính đáng hợp pháp và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, các điều kiện công tác của CBCC.

6. Mỗi CBCC nêu cao tinh thần cảnh giác bảo vệ cơ quan, bảo vệ tài sản, giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; tham gia xây dựng cơ quan văn hoá và thực hiện gia đình văn hoá đạt 100%.

7. Thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Quản lý kinh phí theo chế độ qui định, không để những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong cơ quan. Thực hành văn minh trong việc cưới, việc tang trong mỗi gia đình CBCC.

Những chỉ tiêu thi đua năm 2009 phải đạt là:

- Về tập thể:

+ Cơ quan: Đạt danh hiệu văn hoá và đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua của Thị xã và Tỉnh.

+ Tập thể Phòng VH-TT đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

+ Công đoàn đạt Công đoàn vững mạnh xuất sắc.

- Về cá nhân:

+ 100% CBCC hoàn thành nhiệm vụ tiên tiến, xuất sắc.

+ 01 CBCC đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Nghị quyết này được Hội nghị CBCC Phòng VH -TT-TT thị xã thông qua ngày 06/03/2009.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2009

Quyền của Công đoàn Cơ sở


1. Quyền đại diện cho tập thể lao động để thương lượng và kí kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, lưu giữ bản thoả ước lao động tập thể đã kí kết, đề nghị sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể, hoặc thương lượng kí mới khi thoả ước lao động tập thể hết hạn. Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật, khi thoả ước lao động tập thể không được thực hiện hoặc bị vi phạm.

2. Đại diện tham gia xử lý kỉ luật lao động đối với người lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

3. Tham gia hội đồng hoà giải lao động cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể.

4. Quyền quyết định đình công theo quy định của pháp luật.

5. Quyền thoả thuận nhất trí. Quyền này được quy định cụ thể trong Luật Lao động như sau:

- Được thoả thuận trước khi người sử dụng lao động khấu trừ lương của người lao động

- Được thoả thuận về thời gian làm việc của cán bộ công đoàn bán chuyên trách và sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người là uỷ viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

- Người sử dụng lao động phải trao đổi nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động.

- Thoả thuận nhất trí trong hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.

6. Quyền được tham khảo ý kiến

Người sử dụng lao động tham khảo ý kiến công đoàn cơ sở trước khi công bố quyết định:

- Lịch nghỉ hàng năm

- Ban hành nội quy lao động

- Tạm đình chỉ công việc của người lao động, khi vụ việc có tình tiết phức tạp

7. Quyền kiểm tra, giám sát thi hành pháp Luật Lao động ở cơ sở

Như vậy Bộ Luật Lao động ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới về quan hệ lao động và quyền công đoàn Việt Nam. Nó tạo ra những cơ sở pháp lý để làm lành mạnh hoá quan hệ lao động và để công đoàn hoạt động, góp phần nâng cao vị thế công đoàn. Tuy nhiên để Luật Lao động đi vào cuộc sống đòi hỏi tổ chức công đoàn không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Chức năng, Vai trò và vị trí của Công Đoàn

“Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo về quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
(Trích: Điều 10 Hiến pháp 1992 - Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

1- Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, chủ trương – chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Công đoàn các cấp được dự hội nghị của cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức hữu quan khi bàn những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

2- Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật, giáo dục người lao động ý thức chấp hành và tham gia đấu tranh bảo vệ pháp luật, tích cực xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tài sản XHCN, lao động có kỷ luật, có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

3- Công đoàn cơ sở cùng với cơ quan, đơn vị, tổ chức bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của tập thể lao động theo quy định của pháp luật.

4- Công đoàn cùng với cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế quốc doanh, đơn vị sự nghiệp và hợp tác xã tổ chức phong trào thi đua XHCN, phát huy mọi tiềm năng của người lao động thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
(Trích: Điều 4 - Luật Công đoàn 1990)